KINH NGHIỆM THÍ NGHiệm vật lý đại cương

Kinh nghiệm thí nghiệm Vật lý đại cương

Gần đây mình thấy các bạn sinh viên khóa mới đã nhận tài liệu thí nghiệm các môn Vật lý đại cương nên các bạn cũng có đặt khá nhiều câu hỏi về cho mình xung quanh chủ đề thí nghiệm Vật lý đại cương. Chính vì lẽ đó nên bài viết này mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn một số kinh nghiệm mà các anh chị đi trước truyền lại cũng như từ trải nghiệm của chính bản thân mình nhé.

A. Chuẩn bị trước khi thí nghiệm

Chuẩn bị trước khi thí nghiệm là bước cực kỳ quan trọng, có tác động rất lớn tới kết quả của buổi thí nghiệm của bạn. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý và chuẩn bị nha.

1. Về trang phục, tác phong

Tiêu chí hàng đầu: ĐÚNG GIỜ – Trước giờ bạn có thể quen với việc cao su, đi học muộn các môn khác ở trường đều không sau nhưng đối với thí nghiệm Vật lý thì bạn đi muộn như là chơi với tử thần vậy (mình không nói tới một số trường hợp bất khả kháng), bạn đến muộn rất có khả năng không được thí nghiệm, nếu có được thí nghiệm thì,…, với lại bạn cũng cuống gây ảnh hưởng nhiều tới bài thí nghiệm.

Về trang phục: Ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự. Nếu tóc bạn có nhuộm xanh đỏ bá cháy thì tùy giáo viên sẽ có thể khó hoặc dễ với bạn nên nếu có thể thì bạn nên nhuộm lại màu đen hoặc màu nào đó trầm thôi nhé.

2. Về nội dung của buổi thí nghiệm

  • Làm bài chuẩn bị (bài viết tay trước đó) đầy đủ và nghiệm túc: Bài chuẩn bị thường có đầy đủ các mục: tên bài thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, dụng cụ, quá trình thí nghiệm, bảng số liệu đầy đủ. Các bạn có thể tham khảo bài chuẩn bị mẫu ở phần tài liệu bên dưới mình đính kèm nhé.

Lời khuyên chân thành của mình là các bạn chép hết ở quyển hướng dẫn thí nghiệm vừa chắc ăn trước giáo viên khó vừa có thể đọc được kĩ hơn nội dung cũng như cách làm bài thí nghiệm.

  • Tất nhiên là khi đã làm bài chuẩn bị rồi thì các bạn cũng phải học sơ qua cách làm thí nghiệm: 1 là giúp bạn hoàn thành thí nghiệm nhanh và hiệu quả hơn; 2 – là khi giáo viên hỏi thì bạn cũng có thể trả lời được là mình làm cái gì. Nếu bạn không biết gì + đồng đội cũng như bạn thì khả năng niệm rất cao.

Các bạn nếu thí nghiệm lý 1 thì có thể tham khảo video thí nghiệm tại bài viết: https://tailieuhust.com/video-thi-nghiem-vat-ly-dai-cuong-1/

Các bạn nếu thí nghiệm lý 2 thì có thể xem trước mạch điện các bài tại tài liệu mình đính kèm bên dưới (phần tài liệu lý 2 – thí nghiệm thầy Đức) hoặc album: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.152803643859275&type=3

B. Trong khi thí nghiệm

1. Khi vào phòng thí nghiệm, thường các thầy cô sẽ gọi theo nhóm các bạn sẽ phải nộp cho thầy cô mẫu báo cáo + bài chuẩn bị + bài báo cáo trước đó (với buổi 2 trở đi) cho thầy cô kiểm tra. Các thầy cô có thể đặt cho các bạn câu hỏi về bài thí nghiệm, điển hình nhất là hỏi về tên vài thí nghiệm; nêu tên các dụng cụ đo cho buổi thí nghiệm/ công dụng; đặc điểm cơ bản của dụng cụ đo; nêu các bước thí nghiệm; Nêu 1 vài công thức – thường là mấy công thức liên quan đến số liệu cần đo; vân vân mây mây, bạn có thể tham khảo những người đã thí nghiệm trước về thầy cô của mình.

2. Khi vào phòng rồi thì bạn phải xác định được bài thí nghiệm mà mình làm ở vị trí nào và ổn định chỗ nhanh chóng. Đứng ngơ ngơ thì dễ bị gõ đầu lắm ạ :))

3. Không biết đừng tỏ ra nguy hiểm: Nhiều bạn lại quá tự tin vào tay nghề của mình, vừa bắt tay vào là bật nguồn, đo đạc ầm ầm –> cháy và hỏng hóc các trang thiết bị vừa mất tiền túi ra đền mà lại còn bị toác thí nghiệm. Do đó, các bạn nên thao tác cẩn thận, cái gì không chắc chắn thì đừng ngại hỏi thầy cô giáo hướng dẫn vì nhiệm vụ của thầy cô hướng dẫn là phải giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới thí nghiệm cho dù thắc mắc có “ngớ ngẩn” thế nào đi nữa. Khi lắp ráp dụng cụ cần nhẹ tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.

4. Không biết thì cứ mạnh dạn hỏi: Có một số bạn như mình mới đầu rất ngại hỏi vì sợ thầy, cô mắng vì hỏi linh tinh nhưng sau đó mình có thử thì thầy cô đều trả lời rất nhiệt tình và mình cảm thấy làm thí nghiệm nhẹ nhàng hơn hẳn. Các bạn có thể đặt câu hỏi về những cái bạn không biết hoặc thắc mắc về bài thí nghiệm; hỏi xem số đo đã được chưa (cái này quan trọng, vừa xác định xem các bạn đo đúng chưa sau còn điền vào báo cáo); hỏi sai số dụng cụ, vân vân mây mây.

5. Ngoan thì cái gì cũng dễ: Các bạn vào thí nghiệm thì nhớ giữ trật tự để tránh ảnh hưởng tới thầy cô cũng như các bạn khác đang làm thí nghiệm nhé; nghiêm cấm nói tục chửi bậy.

C. Sau khi thí nghiệm xong

1. Sau khi thí nghiệm xong số liệu đã oke, việc đầu tiên mà mình làm là ghi đầy đủ số liệu đã đo vào báo cáo + sai số dụng cụ (không biết thì hỏi thầy cô) sau đó rồi đưa cho thầy cô ký tên.

2. Sau khi làm bước 1 thì mình về chỗ dọn dẹp lại bàn thí nghiệm: tháo các dụng cụ để lại vị trí cũ sao cho gọn gàng ngăn nắp; giấy tờ, chai nước,.. mà mình mang vào thì bạn phải dọn mang hết ra ngoài; xếp lại ghế cho gọn gàng, tắt các thiết bị điện (nếu có).

D. Xử lý số liệu sau thí nghiệm

Đây là bước cuối cùng mà mình phải làm của buổi thí nghiệm; mọi người phải xử lý số liệu và báo cáo của mình. Cái này thì mình thường sử dụng một số báo cáo mẫu có sẵn để tham khảo cách sử lý, cũng như là chép chứng minh công thức sai số sau mặt giấy (tùy bài sẽ có). Mẫu báo cáo thì các bạn xem ở phần tài liệu đính kèm bên dưới

Sau khi các bạn đã xử lý thì các bạn có thể đối chiếu với nhóm mình và đăng bài lên group Hỗ trợ học tập để những bạn có kinh nghiệm ghóp ý xem bài xử lý đó đã ổn chưa, giảm khả năng bị trả lại bài.

Mình thấy một số lỗi các bạn thường gặp là: khi ghi kết quả sai số thì số chữ số sau dấu phẩy của các bạn không cân đối (VD đúng: 0.16 +- 0.03); hay là các bạn ghi số dạng 0.000009 quá dài gây khó đọc cho thầy cô (nên ghi dạng 9.10^-x); tiếp đó là đồ thi vẽ ko đúng dạng hoặc ô sai số không chuẩn,…

Nếu bài của bạn bị trả thì bạn phải xử lý lại và nộp cho thầy vào buổi hôm sau nhé.

E. Bị FO trong khi thí nghiệm và đăng ký làm bù.

Do tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra nên không thể tránh khỏi những bạn sẽ bị F0 trong thời gian thí nghiệm. Đối với trường hợp này có 2 phương án như sau: 1 là các bạn đăng ký làm bù với viện ở phòng D3-204 (có thể nói chuyện trước với giáo viên thí nghiệm của bạn thông qua teams hoặc email); 2 là nếu các bạn không sốt thì đeo thêm lớp khẩu trang và tiếp tục tham gia thí nghiệm.

Cách 1 thì có trách nhiệm với xã hội hơn còn cách 2 thì đảm bảo lợi ích của bạn hơn bởi làm bù khá là khổ.

F. Tài liệu tham khảo

Tài liệu mà mình để dưới đây đã bao gồm gần như đầy đủ nhất cho các bạn tham gia thí nghiệm từ báo cáo mẫu + chứng minh sai số + chuẩn bị thí nghiệm,…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top